Trách nhiệm chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, cá nhân trong công tác PCCC

Tại Điều 5, Luật PCCC quy định Trách nhiệm PCCC của chủ hộ gia đình, cá nhân trong công tác PCCC cụ thể như sau:

 

1. Đối với chủ hộ gia đình

- Chủ động tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và CNCH;

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH; đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình, người làm việc trong nhà thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC;

- Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những thiếu sót, nguy cơ gây cháy, nổ trong hộ gia đình (Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

- Thực hiện và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH đối với hộ gia đình theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

+ Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

+ Hộ gia đình để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh:

* Có nội quy về PCCC, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an. Lắp đặt hệ thống đèn chỉ dẫn thoát nạn và đèn chiếu sáng sự cố phù hợp với từng khu vực.

* Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa các khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh;

* Hàng hóa sắp xếp bảo đảm không chắn vào hành lang, cầu thang, lối di chuyển của các thành viên trong gia đình. Bố trí khu vực để hàng hóa không gây cản trở lối và đường thoát nạn;

* Các điều kiện về an toàn PCCC phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

+ Hộ gia đình để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn PCCC tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm  điều kiện an toàn về PCCC và CNCH; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.

+ Thực hiện các nội quy, quy định về PCCC, sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ tại khu dân cư (Điều 6 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

+ Tham gia lực lượng dân phòng, xây dựng phong trào, mô hình an toàn PCCC tại khu dân cư.

+ Tham gia thực tập phương án chữa cháy, chữa cháy  tại khu dân cư khi được cơ người có thẩm quyền huy động.

- Xây dựng phương án thoát nạn an toàn tại hộ gia đình; hướng dẫn và phổ biến cho cá nhân sinh sống, làm việc tại hộ gia đình; tổ chức thực tập để chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra.

2. Đối với cá nhân (thành viên, người làm việc trong hộ gia đình)

- Chủ động tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật, kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và CNCH;

- Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về PCCC và CNCH của chủ hộ gia đình.

- Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về PCCC và CNCH; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện PCCC thông dụng.

- Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng  chất cháy.

- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC.

- Thực hiện và duy trì đầy đủ các điều kiện an toàn đối với hộ gia đình.

 

Tác giả: Cao Hường
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu