Một số kỹ năng phá cửa cuốn, cửa xếp khi có sự cố cháy, nổ xảy ra

Hiện nay, các sản phẩm cửa cuốn, cửa xếp đã quá thông dụng ở nhiều công trình nhà ở dân dụng từ thành phố cho đến nông thôn bởi các loại cửa này có giá thành hợp lý, độ chắc chắn, độ bền tốt, chống chịu được mọi thời tiết, khí hậu thay đổi và có khả năng chống trộm hiệu quả, nhiều loại được trang bị dây chuyền tự động, khởi động nhanh, nhẹ, vận hành êm, ổn định đem đến cảm giác an toàn và các tiện ích cho người sử dụng.

Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố cháy, nổ, nếu đang ở trạng thái đóng, các loại cửa này lại trở thành rào chắn, bịt kín lối thoát nạn của con người và ngăn cản các hoạt động tổ chức triển khai cứu người, cứu tài sản, chữa cháy. Do vậy, việc nắm bắt được các kỹ năng phá cửa cuốn, cửa xếp là rất cần thiết để khi có sự cố cháy, nổ xảy ra chúng ta kịp thời thoát nạn hoặc tổ chức triển khai các hoạt động cứu người, cứu tài sản, chữa cháy. Làm thế nào để phá cửa cuốn, cửa xếp nhanh nhất khi xảy ra sự cố cháy, nổ chúng ta cùng tìm hiểu một số kỹ năng dưới đây:

/upload/81582/20221115/grab1d9ef07112022P5.1.PNG
Hình ảnh mô tả cấu tạo của cửa cuốn, cửa xếp

 

 

1. Kỹ năng phá cửa cuốn.

Cửa cuốn thường có hai loại là cửa cuốn bằng tay và cửa cuốn tự động.

- Cửa cuốn bằng tay: là cửa không dùng motor điện để vận hành cửa, mà sửa dụng kiểu tay quay, bộ tời, dây xích, lò xo để đóng mở cửa. Thanh nan cửa cuốn thường là liền khối và có dày thường từ 0,25 mm đến 0,55 mm. Ray dẫn hướng của cửa thường sử dụng day kim loại nằm ở vị trí chắc chắn trong tường. Hệ thống khóa thường có hai loại:

+ Loại 1: Sử dụng ổ khóa để khóa thanh nan cuối cùng với nền nhà;

+ Loại 2: Sử dụng then ngang chốt với than day cửa cuốn.

- Cửa cuốn tự động: là loại sử dụng motor điện để đóng, mở cửa. Các thanh nan thường có độ dầy từ 1,1 mm; 1,4 mm; 1,6mm tùy loại cửa; ray dẫn hướng của cửa thường sử dụng day kim loại nằm ở vị trí chắc chắn trong tường, hệ thống khóa cửa được tích hợp với bộ điều khiển để đóng mở mạch điện cho motor giúp đóng mở cửa cuốn từ xa. Một số động cơ có tích hợp xích kéo để sử dụng khi thoát hiểm cần thiết cũng như khi mất điện.

Một số kỹ năng phá cửa:

- Đối với loại khóa dưới sàn có thể có thể dùng xà beng, búa đinh, kìm cộng lực, máy cắt, bộ thiết bị phá dỡ đa năng cầm tay để cắt bỏ, phá dỡ điểm bị khóa trên cửa.

- Đối với loại cửa cuốn bằng tay có khóa then ngang, cửa cuốn tự động sử đụng máy cưa bằng tay để cắt then chốt cửa hoặc cắt các thanh nan cửa theo hình chữ nhật, hình tam giác để tạo lối thoát nạn, cứu nạn nhân và triển khai các hoạt động chức chữa cháy.

2. Kỹ năng phá cửa xếp.

Cửa xếp (hay còn gọi là cửa kéo) là loại cửa làm bằng nhiều thanh kim loại ghép lại với nhau thông qua liên kết các khớp thanh kim loại xếp chéo trục xoay, khi đóng cửa thì kéo các thanh kim loại ra, khi mở cửa thì đẩy các thanh kim loại vào sao cho các thanh xếp gần lại với nhau. Kết cấu của cửa thường có dạng bi treo hoặc bi dưới chân.

Phân loại cửa xếp:

- Theo cách đóng/mở: Có loại trượt ngang sang hai bên và loại trượt ngang sang một bên;

- Theo độ kín của cửa: Có loại cửa lá kín (có lá chắn) và loại không kín (không lá chắn).

Cửa xếp thường sử dụng hệ thống khóa bằng tay, hệ thống khóa này bao gồm:

- Loại 1: Sử dụng khóa bấm (khóa chốt) để móc giữ hai tai khóa của hai cánh cửa với nhau hoặc giữa cánh cửa với tường nhà. Khóa bấm có thể là loại khóa bấm chống cắt và loại thông thường;

- Loại 2: Sử dụng khóa cửa tay gạt. Loại này có cấu tạo phần thanh ngang gạt xuống ở bên trong và bên ngoài là ổ khóa.

Kỹ năng phá cửa xếp:

Trên cơ sở đặc điểm cấu tạo và cách khóa cửa cho thấy, mục tiêu để phá cửa này là phải loại bỏ điểm khóa, do vậy có thể sử dụng biện pháp sau:

- Bước 1: Dùng đầu xà beng, búa, kìm cộng lực phá khóa bấm, khóa chốt. Trường hợp sử dụng khóa bấm loại chống cắt, có thể dụng thiết bị banh, cắt thủy lực hoặc máy cưa cầm tay để phá khóa;

- Bước 2: Sử dụng thiết bị phá cửa hoặc hoặc xà beng tạo khe hở giữa 2 cánh cửa (hoặc cánh cửa với tường). Sau đó, sử dụng máy cưa cầm tay hoặc thiết bị banh, cắt thủy lực cắt thanh gạt bên trong ổ khóa, loại bỏ khóa cửa này.

3. Yêu cầu an toàn khi phá dỡ.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi phá dỡ cần xác định chính xác các vị trí phá dỡ, kiểm tra nhiệt độ cửa trước khi tiến hành phá dỡ bằng cách đặt mu bàn tay lên hệ thống cửa để kiểm tra niệt độ, khi tiến hành phá dỡ cần mang đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động như: găng tay, mũ, ủng, khẩu trang…., khi mở cửa thì mở từ từ; đối với CBCS thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH khi tiến hành phá dỡ cần mang đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cá nhân, khi thấy dấu hiệu có lửa trong phòng thoát ra ngoài khi mở cửa thì phải triển khai phun nước làm mát cho CBCS và chống lửa tạt khi mở cửa.

 

Tác giả: Đoàn Văn Giáp
Nguồn: Cục C07
Tin liên quan
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu