A- A A+ |

Thẻ căn cước mang lại những lợi ích gì đối với trẻ em và người gốc Việt Nam?

Từ ngày 1/7, Luật Căn cước chính thức có hiệu lực thi hành. Trong đó, đáng chú ý là việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi, cấp chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, giúp cho người dân thuận tiện hơn trong các giao dịch, thủ tục hành chính và không phải mang theo nhiều loại giấy tờ...

 

 có 10 điểm mới, nổi bật là việc bổ sung thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; cấp giấy chứng nhận căn cước cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cấp  cho người dưới 14 tuổi...

Thẻ căn cước mang lại những lợi ích gì đối với trẻ em và người gốc Việt Nam? ảnh 1

Trẻ dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước sẽ thuận lợi hơn khi đi lại, học tập, khám chữa bệnh...

Đảm bảo quyền, lợi ích cho trẻ em

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), các lợi ích khi thực hiện cấp thẻ căn cước cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi như sử dụng trong việc đi lại (máy bay, tàu hỏa...), học tập, khám chữa bệnh (không phải mang theo thẻ bảo hiểm y tế, sổ tiêm chủng...) và thực hiện các giao dịch khác trong đời sống hằng ngày.

Đáng chú ý, thẻ căn cước cấp cho người dưới 14 tuổi không thay thế cho việc cấp giấy khai sinh. Do đó, UBND cấp xã vẫn thực hiện cấp giấy khai sinh cho người dân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đồng thời, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được Nhà nước đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng khi được cấp, sử dụng thẻ căn cước; thuận lợi hơn khi tham gia các giao dịch dân sự, nhất là các giao dịch thiết yếu phục vụ cuộc sống và thực hiện thủ tục hành chính có yêu cầu phải xuất trình các giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân.

"Thẻ căn cước có kích thước nhỏ gọn, chất liệu tốt, tính bảo mật, an toàn cao và còn có thể được tích hợp rất nhiều thông tin khác theo nhu cầu của người sẽ mang lại tiện ích trong cuộc sống" - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thông tin.

Bên cạnh đó, việc phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước, căn cước điện tử trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công dân và phục vụ công tác quản lý Nhà nước.

 

 

Tạo điều kiện cho người gốc Việt sinh sống ổn định

Việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam theo Luật Căn cước giúp đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của họ, tạo điều kiện cho họ được sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam, thuận tiện trong thực hiện giao dịch, đi lại và các hoạt động khác.

 

 

Người nước ngoài trở về Việt Nam được hỗ trợ làm thẻ căn cước ngay tại sân bay.

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết, qua khảo sát, phần nhiều người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là những người yếu thế, dễ bị tổn thương (người di cư, không có nhà ở, không có công ăn việc làm, con cái không được đi học, cuộc sống bấp bênh, tạm bợ "nay đây mai đó", người dân tộc thiểu số, người nghèo, người sống trên địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa...).

Đến nay, mặc dù đã trải qua nhiều thế hệ cấp giấy tờ tùy thân và không được thực hiện các quyền cơ bản của con người, khó tiếp cận được với dịch vụ của Nhà nước và xã hội.

Do đó, việc cấp giấy chứng nhận căn cước có thể giúp họ tham gia được các giao dịch dân sự, nhất là các giao dịch thiết yếu phục vụ cuộc sống; thuận lợi khi thực hiện các thủ tục hành chính có yêu cầu phải xuất trình giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân.

Mẫu chứng nhận căn cước.

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, từ 1/7, đã sẵn sàng thu nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch tại các điểm thu nhận hồ sơ cấp căn cước tại Công an cấp huyện.

Tích hợp các giấy tờ vào thẻ căn cước, căn cước điện tử giúp người dân không phải mang theo nhiều loại giấy tờ.

Giảm thủ tục hành chính, không phải mang giấy tờ

Tích hợp các giấy tờ trên thẻ căn cước sẽ giúp giảm chi phí giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức khi sử dụng thẻ căn cước có gắn chip đã được tích hợp các thông tin có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý; không phải chi cho hoạt động in, sản xuất các giấy tờ cấp cho công dân (nếu công dân không có nhu cầu hoặc chỉ cần bản điện tử).

Cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân sẽ cập nhật, bổ sung kết quả giải quyết vào cơ sở dữ liệu do mình quản lý và trả kết quả điện tử cho công dân. Cơ quan quản lý căn cước sẽ khai thác thông tin công dân trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để tích hợp thông tin công dân có trên các cơ sở dữ liệu này vào thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước hoặc đề nghị của công dân.

Đối với cơ quan Nhà nước không phải tốn nhiều thời gian để kiểm tra, xác minh thông tin, giấy tờ do cá nhân, tổ chức cung cấp khi giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công; giảm nhân lực để giải quyết thủ tục hành chính và quản lý hệ thống hồ sơ giấy tờ của công dân; phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động quản lý Nhà nước.

Mẫu thẻ căn cước cho trẻ em.

Các tổ chức, doanh nghiệp giảm các loại giấy tờ, hồ sơ, thời gian thực hiện trong các giao dịch với cá nhân thông qua việc sử dụng thẻ căn cước đã được tích hợp thông tin.

Ngoài ra, công dân không phải bảo quản, mang theo nhiều loại giấy tờ khác nhau khi cần sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự hay các hoạt động khác cần phải xuất trình giấy tờ cá nhân; Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được phát triển, sử dụng nhiều ứng dụng, dịch vụ công nghệ số trên cơ sở các tiện ích của thẻ căn cước đã được tích hợp thông tin.


Tác giả: Thanh Hà
Nguồn: https://tienphong.vn/the-can-cuoc-mang-lai-nhung-loi-ich-gi-doi-voi-tre-em-va-nguoi-goc-viet-nam-post1651327.tpo
Tin liên quan
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu