ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG

I. TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN NHỮNG ĐIỂM MỚI MANG TÍNH ĐỘT PHÁ CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020:
 

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ môi trường (viết tắt là BVMT) năm 2020 gồm 16 chương, 171 Điều; được bố cục lại so với Luật BVMT năm 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác.

Luật đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt đầu từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án, bao gồm: chiến lược BVMT quốc gia, quy hoạch BVMT, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường.
Lần đầu tiên, Luật thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về BVMT có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế - xã hội; cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20 – 85 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.
So với Luật BVMT năm 2014, Luật BVMT năm 2020 có những điểm mới mang tính đột phá chính như sau:
- Lần đầu tiên, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác BVMT; tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong các hoạt động BVMT.
- Thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường; cắt giảm thủ tục hành chính.
- Đã định chế nội dung sức khỏe môi trường; bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường nước.
- Thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
- Lần đầu tiên chế định về thẩm quyền quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện; phân cấp triệt để cho địa phương.
- Lần đầu chế định cụ thể về kiểm toán môi trường nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý môi trường của doanh nghiệp.
- Cụ thể hóa các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển thị trường các - bon trong nước.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên phù hợp với pháp luật quốc tế về di sản thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
- Tạo lập chính sách phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên. Bổ sung một chương về các công cụ kinh tế và nguồn lực cho BVMT.
Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022; riêng khoản 3 Điều 29 của Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021.


II. TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI, NGÀY QUỐC TẾ ĐA DẠNG SINH HỌC NĂM 2021:


* Chủ đề, thông điệp Ngày Môi trường thế giới, Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021:
Ngày Môi trường thế giới (05/06) do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động được Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982 đến nay đã trở thành phong trào rộng khắp trên phạm vi cả nước góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2021, với chủ đề “Phục hồi Hệ sinh thái”. Đây là năm được Liên hợp quốc phát động cho một Thập kỷ phục hồi Hệ sinh thái trên mọi lục địa và địa dương, giúp xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự tuyệt chủng hàng loạt.
Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5) được Liên hợp quốc lựa chọn và phát động trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học. Chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 là “Chúng ta là một phần của giải pháp – Vì thiên nhiên”. Thông điệp này tiếp tục chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020 nhằm kêu gọi con người sống hài hòa với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên đối với các vấn đề toàn cầu về khí hậu, an ninh lương thực và nguồn nước, sinh kế bền vững cho người dân.
Hệ sinh thái đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, cung cấp cho chúng rta những lợi ích vô giá như ổn định khí hậu, lọc không khí, cung cấp oxy, cung cấp nguồn nước, thức ăn, thuốc mem…Ngoài ra, các hệ sinh thái còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã. Tuy nhiên, các hệ sinh thái hiện đang có tốc độ suy thoái nhanh nhất trong lịch sử loài người vì đang phải đối mặt với các mối đe dọa vô cùng lớn như nạn chặt phá rừng; ô nhiễm nước hồ, sông suối; các vùng đất ngập nước trở nên khô hạn; vùng biển và ven biển bị suy giảm chất lượng và bị khai thác quá mức. Để ứng phó với thực trạng này, ngày 01/3/2021, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra tuyên bố giai đoạn 2021 – 2030 là “Thập kỷ về phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và bị phá hủy để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, nguồn nước và đa dạng sinh học. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tau và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và trái đất của chúng ta.
*  Ngày Môi trường thế giới năm 2021 “Phục hồi Hệ sinh thái”:
“Phục hồi hệ sinh thái”, đó là một cụm từ được các nhà khoa học, quan chức và các hoạt động môi trường nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Năm 2021, Ngày Môi trường Thế giới (05/6), đánh dấu sự khởi công chính thức của Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021 – 2030), một nỗ lực kéo dài 10 năm để ngăn chặn và đảo ngược sự suy giảm của thế giới tự nhiên. Sau đây là tám loại hệ sinh thái chính và một số cách có thể làm để hồi sinh chúng.
- Đất nông nghiệp: Sử dụng thâm canh quá mức, xói mòn đất, dư thừa phân bón và thuốc trừ sâu đang làm cạn kiệt nhiều diện tích đất canh tác. Các cách để khôi phục chúng bao gồm giảm bớt đất canh tác, sử dụng nhiều phân bón tự nhiên hơn và phòng trừ sâu bệnh, đồng thời trồng các loại cây trồng đa dạng hơn, bao gồm cả cây bản địa. Những bước này có thể xây dựng lại các kho dự trữ cacbon trong đất, làm cho chúng trở nên màu mỡ hơn để các quốc gia đang phát triển có thể cung cấp thực phẩm cho người dân của họ mà không cần sử dụng thêm đất. Việc phục hồi đất nông nghiệp cũng tạo ra môi trường sống cho động vật hoang dã.
- Rừng: cung cấp môi trường sống cho 80% các loài lưỡng cư trên thế giới cũng như hầu hết các loài chim và động vật có vú. Rừng và cây cối đnag bị chặt phá để làm chỗ ở và lấy tài nguyên. Khai thác gỗ, đốn củi, ô nhiễm, dịch hại xâm nhập và cháy rừng đang tàn phá những gì còn lại.
Phục hồi hệ sinh thái rừng là trồng lại rừng, giảm áp lực lên rừng để cây cối mọc lại tự nhiên. Phát triển diện tích trồng trọt là một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng.
Xem xét, đánh giá lại cách con người trồng trọt và tiêu thụ lương thực có thể giúp giảm áp lực lên rừng. Đất nông nghiệp bị thoái hóa và không sử dụng có thể là nơi lý tưởng để phục hồi rừng, cũng có thể chăm sóc, phát triển các mảng rừng và rừng trong các trang trại và làng mạc sầm suất.
- Hồ và sông: Nguồn nước dồi dào và an toàn đã trở thành một thứ xa xỉ. Các hệ sinh thái nước ngọt đã bị suy thoái do ô nhiễm, đánh bắt quá mức và cơ sở hạ tầng cũng như việc khai thác ngày càng nhiều nước cho tưới tiêu, công nghiệp và sinh hoạt.
Phục hồi có nghĩa là ngăn chặn ô nhiễm, giảm thiểu và xử lý chất thải, quản lý nhu cầu về nước và cá, đồng thời hồi sinh thảm thực vật trên và dưới bề mặt.
- Đồng cỏ và thảo nguyên: Là noi con người tiến hóa từ hàng triệu năm trước. Các vùng cây bụi, đồng cỏ và thảo nguyên đang  bị chăn thả quá mức và xói mòn chuyển sang làm nông nghiệp và bị các loài ngoại lai xâm chiếm.
Con người có thể giúp chúng phục hồi bằng cách dọn sạch các thảm thực vật thân gỗ và gieo hạt lại các loại cỏ bản địa. Thực vật và động vật bị mất có thể được tái xuất và bảo vệ.
- Núi: Ở các vùng núi, việc dọn sạch các sườn dốc để làm ruộng hoặc làm nhà có thể gây ra xói mòn nguy hiểm và gây ô nhiễm các dòng sông tại nguồn của chúng.
Nhiệt độ tăng cao buộc các loài, hệ sinh thái và con người phải thích nghi di chuyển. Nhân loại có thể chống lại xu hướng này bằng cách hồi sinh các khu rừng và khôi phục khả năng bảo vệ mà chúng mang lại chống lại tuyết lở, lở đất và lũ lụt.
- Đại dương và bờ biển: Các hệ sinh thái biển đnag bị tấn công bởi ô nhiễm, biến đổi khí hậu và khia thác thác quá mức. Nhưng các giải pháp cũng phổ biến như các mối đe dọa. Chính phủ và cộng đồng có thể làm cho việc đánh bắt cá, khai thác và ngăn không cho rác thải nhựa ra biển. Các rạn san hô, rừng ngập mặn và cỏ biển phải được quản lý cẩn thận và tích cực phục hồi để các đại dương có thể tiếp tục hỗ trợ hàng tỷ sinh kế trên toàn cầu.
- Đất than bùn: Chỉ chiếm 3% diện tích đất trên thế giới nhưng lại lưu trữ gần một phần ba tổng lượng carbon trong đất. Tuy nhiên các vùng đất than bùn, các kho dự trữ carbon và nguồn nước khổng lồ đnag bị suy giảm và chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp và ngày càng bị suy thoái do cháy, chăn thả quá mức, ô nhiễm và khai thác than bùn.
Tránh biến đổi khí hậu có nghĩa là cần giữ carbon đất than bùn ở nơi nó - ẩm ướt và trong lòng đất. Đồng thời, nhân loại phải tái tạo khu đất ngập nước và phục hồi nhiều vùng đất than bùn bị suy thoái - chẳng hạn bằng cách đóng các kên thoát nước – để ngăn chặn lượng khí thải của chúng và bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.
- Khu vực thành thị: Các thành phố và thị trấn có thể giống sa mạc sinh thái. Có rất ít chỗ cho thảm thực vật giữa những ngôi nhà, con đường và nhà máy. Chất thải và ô nhiễm xâm nhập vào đường nước, đất và không khí.
Nhưng các khu đô thị có tiềm năng phục hồi rất lớn. Các nhóm công dân và chính quyền thành phố có thể làm sạch các tuyến đường thủy, để các loài thực vật thân thiện với ong phát triển và tạo ra rừng cây đô thị và các môi trường sống động vật hoang dã khác trong công viên, trường học và các không gian công cộng khác.
Cắt cỏ ít thường xuyên hơn sẽ rẻ hơn cho các thành phố và cho phép thiên nhiên phát triển. Các vỉa hè được thấm và các vùng đất nhập nước đô thị bảo vệ chống lại lũ lụt và ô nhiễm. Các khu vực công nghiệp bị ô nhiễm có thể được phục hồi và biến thành nơi thiên nhiên và giải trí.
* Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 “Chúng ta là một phần của giải pháp – Vì thiên nhiên”
Đa dạng sinh học và hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là các dịch vụ điều tiết và hỗ trợ, giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. 
Mặc dù vậy, đa dạng sinh học trên toàn cầu đang bị suy thoái với tốc độ chưa từng có lịch sử loài người. Tình trạng này đe dọa đến tiến trình phát triển bền vững của nhân loại. Chính vì thế, Liên Hợp quốc kêu gọi áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, sống hài hòa với thiên nhiên nhằm đóng góp chung vào nỗ lực toàn cầu trong bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Tiếp theo chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020 kêu gọi con người sống hài hòa với thiên nhiên; chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 là “chúng ta là một phần của giải pháp – Vì thiên nhiên” nhấn mạnh rằng để sống hài hòa với thiên nhiên, để bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ thiên nhiên có rất nhiều giải pháp và con người là một mảnh ghép quan trọng trong các giải pháp này. Các giải pháp của con người dựa vào thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học là chìa khóa để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi và thích ứng ở một số khu vực quan trọng, bao gồm bảo tồn và phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn; bảo tồn và phục hồi tài nguyên nước ngọt cũng như hệ sinh thái biển và địa dương, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững. Công ước Đa dạng sinh học cũng nhấn mạnh con người là một phàn của thiên nhiên chứ không tách rời khỏi thiên nhiên.
Các giải pháp dựa trên thiên nhiên là một thuật ngữ có thể được sử dụng để mô tả các phương pháp tiếp cận hiện đại đối với các vấn đề môi trường, như lũ lụt, khan hiếm nước hoặc xói mòn đất, bằng cách khai thác vốn tự nhiên. Trong khi phương pháp truyền thống trong phát triển cơ sở hạ tầng hoàn toàn tự nhiên là “xanh” hoặc kết hợp, chính là các cơ sở hạ tầng dựa vào thiên nhiên.
Các giải pháp dựa trên thiên nhiên giải phóng việc xây dựng các công trình biển, hồ chứa, đập và hệ thống thoát nước mà cách tiếp cận cơ sở hạ tầng “xám” sẽ gặp phải một số rủi ro về biến đổi khí hậu. thay vào đó, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể bao gồm khôi phục và bảo tồn các rạn san hô và vành đai rừng ngập mặn để tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ven biển và nước biển dâng, đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp tiêu tán năng lượng sóng; thảm thực vật để giảm nguy cơ sạt lở và tạo ra các vành đai xanh để giúp bổ sung nước ngầm ở những khu vực phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Một số hành động khuyến cáo cho việc áp dụng các giải pháp dựa thiên nhiên, chính là tiếp cận hệ sinh thái để giải quyết đồng thời mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và suy thoái đất; cân nhắc vấn đề đa dạng sinh học trong phát triển các ngành kinh tế./.

Tác giả: PV
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu