Hướng dẫn kỹ năng sơ cứu đuối nước

Đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể chìm trong nước. Một thống kê cho thấy khoảng 4/5 số ca đuối nước trong đó phổi có nước và 1/5 phổi bên trái chết đuối nhưng không có nước. Việc chìm trong nước, không thể thở mà được cứu sống kịp thời được gọi là suýt chết đuối.

Sở dĩ có tình trạng phổi của người đuối nước không có nước trong phổi là do bơi bất ngờ dưới nước, khiến nạn nhân hoảng sợ, rối loạn phản xạ cơ thể bị chìm trong nước, phản xạ co thắt nắp thanh quản xuất hiện và đóng lại đường thở khiến nạn nhân bị thiếu oxy não và dẫn đến bất tỉnh. Nắp thanh quản bị đóng do đó nước không vào phổi. Nó còn được gọi là chết đuối khô.

Não người sẽ bị tổn thương hoặc tử vong nếu nạn nhân ngừng thở từ 4-6 phút. Với đuối nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất, quyết định khả năng sống sót và khả năng để lại di chứng não bộ của nạn nhân.

Cấp cứu nạn nhân đuối nước

- Tùy thuộc vào phương tiện có sẵn tại chỗ, tình trạng người bệnh tỉnh hay mê, có ngưng tim, ngưng thở hay không và tình hình thực tế (đuối nước tại sông, hồ hay biển, nước lặng hay nước chảy xiết, nước nông hay sâu, gần bờ hay xa bờ) mà cứu nạn nhân bằng các cách khác nhau. Sử dụng các dụng cụ phương tiện để cứu nạn nhân như đưa cánh tay, áo, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao, thòng lọng hoặc vớt nạn nhân lên. Khi gặp nhiều người cùng bị đuối nước, nếu điều kiện không cho phép, nên cứu từng người một, ưu tiên cứu người ở gần bờ, gần thuyền trước, cứu người yếu hơn trước, người còn khỏe cứu sau.

- Nếu bạn chỉ có một mình và bạn không phải là người cấp cứu có kinh nghiệm thì việc bơi ra và tự mình giải cứu là rất mạo hiểm kể cả người bơi giỏi vì quá hoảng loạn, nạn nhân thường có xu hướng vùng vẫy, bám rất chặt gây khó khăn cho việc giải cứu và có nguy cơ gây nguy hiểm cho chính bản thân bạn, cụ thể là tử vong. Tốt nhất hô hoán gọi người cùng giúp đỡ, hạn chế cứu hộ đơn độc, vừa đảm bảo đồng thời thực hiện khối công việc cấp cứu, hồi sinh tim phổi, vừa đảm bảo an toàn cho người cứu hộ.

- Trường hợp nạn nhân bất tỉnh, sau khi mang nạn thân tới bờ, nhanh chóng gọi cấp cứu 115 và tiến hành sợ cứu tại chỗ cho nạn nhân.

- Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.

- Nếu chỉ có một người tiến hành sơ cấp cứu, thì ấn tim ngoài lồng ngực 30 nhịp, sau đó hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với chu kỳ 30 lần ấn tim, 2 lần hà hơi thổi ngạt. Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

- Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước, hay còn được gọi là “chết đuối trên cạn” hay không.

Một người đã hít phải nước thì có thể có các dấu hiệu của phù phổi cấp như: Khó thở, đau ngực hoặc ho; thay đổi đột ngột hành vi, người mệt mỏi,… những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ mà bình thường chúng có thể khó chịu. Nếu để lâu, nguy cơ tử vong sẽ cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Những sai lầm cần tránh

- Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.

- Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu ôxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.

Một số hình ảnh minh hoạ:

 

 

Tác giả: Hải Nam
Nguồn: Cục C07
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu