HIỂM HOẠ KHÔN LƯỜNG KHI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN SAU KHI ĐÃ UỐNG RƯỢU, BIA

Tai nạn giao thông xảy ra do người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia đã và đang trở thành vấn nạn đáng báo động, mang đến những đau thương, mất mát cho chính bản thân người gây tai nạn và người khác.

Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp làm giảm phản ứng của lái xe từ 10% đến 30%; việc uống rượu, bia còn làm giảm khả năng điều khiển tự chủ, phản xạ và thị lực của người sử dụng. Đặc điểm của người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia thường là chạy tốc độ cao, lạng lách, không làm chủ được tay lái, phán đoán xử lý tình huống kém. Do đó, say rượu, bia thường có liên quan mật thiết với sự vi phạm tốc độ, tránh, vượt sai quy định, đi sai phần đường... 

Pháp luật đã quy định các chế tài hết sức nghiêm khắc để xử lý đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu, bia. Cụ thể: 

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền đến 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến 23 tháng. 

Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), người đã sử dụng rượu, bia mà điều khiển phương tiện gây tai nạn thì tùy tính chất, mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của mọi người, mọi nhà, Công an tỉnh đề nghị mọi công dân chấp hành nghiêm túc pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tuyệt đối không điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu, bia./

Tác giả: Bùi Thị Dung
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu