Lập biên bản xử phạt hành chính lĩnh vực PCCC hơn 700 trường hợp

Năm 2023, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH), Công an tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực PCCC.

 

Article thumbnail
Lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh tuyên truyền, vận động các đơn vị, hộ kinh doanh thực hiện nghiêm công tác PCCC. Ảnh: VT

 

Cụ thể, phối hợp với các cơ quan báo chí xây dựng, đăng tải 1 phim tài liệu; 43 phóng sự, 573 lượt tin bài về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH trên các phương tiện thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử Công an tỉnh và Cục C07. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm thực hành chữa cháy, CNCH tại 10 điểm tuyên truyền với 7.400 giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên, các thành viên hộ gia đình sinh sống tại các chung cư trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với công an cấp huyện, xã phát hơn 20.000 lượt tin tuyên truyền về PCCC và CNCH trên hệ thống loa phát thanh tại phường, xã; đài phát thanh và truyền hình; tổ chức 12.000 buổi tuyên truyền trực tiếp hướng dẫn các kỹ năng PCCC và CNCH; kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước thu hút gần 1 triệu lượt người dân tham gia

Theo đó, tổ chức 190 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC với gần 16.000 thành viên đội phòng cháy cơ sở tham gia, cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC giai đoạn 2023 - 2025”, năm 2023, phối hợp công an cấp huyện tham mưu tổ chức 82 lớp huấn luyện chuyên sâu cho lực lượng dân phòng với hơn 4.500 người tham gia; kiện toàn và duy trì hoạt động 4.351 đội dân phòng/4.351 thôn, bản, khu phố với 43.510 thành viên cơ bản đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ.

Duy trì và phát huy hiệu quả 5 mô hình về an toàn PCCC tại khu dân cư gồm “Khu dân cư an toàn PCCC”, “Chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại đạt chuẩn về PCCC”, “Tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về PCCC trên hệ thống quảng cáo tại các chợ, siêu thị, trung tâm và khi khởi động màn hình tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke” tại 101 cơ sở quản lý, “Tổ liên gia an toàn PCCC”, “Điểm chữa cháy công cộng”.

Hiện tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã ra mắt, duy trì hoạt động hiệu quả 1900 mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” và hơn 1.400 mô hình “Điểm chữa cháy công cộng” (vượt chỉ tiêu đăng ký với Bộ Công an từ đầu năm); tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng PCCC hơn 905.000 thành viên hộ gia đình; vận động hơn 789.000 hộ gia đình trang bị bình chữa cháy; vận động khoảng 24.100 các nhà ở từ 2 tầng trở lên tạo lối thoát nạn khẩn cấp thứ 2. Triển khai mô hình phòng chống tai nạn đuối nước tại vị trí Sông Mã đoạn qua Bến Cát, xóm 8, thôn Thọ Vực, xã Vĩnh Khang, Vĩnh Lộc cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa địa bàn trọng điểm về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.

Đối với công tác kiểm tra, điều tra, xử lý vi phạm về PCCC, đã thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh gồm lực lượng công an, xây dựng, công thương, điện lực… để tổ chức kiểm tra, rà soát các yêu cầu về an toàn cháy đối với các cơ sở trọng điểm thuộc loại hình nhà chung cư, chung cư mini, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao tại 43 cơ sở, để đánh giá thực trạng, có ngay các giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra.

Tổ chức kiểm tra an toàn PCCC theo chuyên đề, định kỳ, đột xuất tại hơn 9.300 lượt cơ sở; kiến nghị khắc phục 7.000 tồn tại, thiếu sót về PCCC. Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC hơn 700 trường hợp. Ra quyết định xử phạt hơn 8 tỷ đồng. Ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động 35 trường hợp; đình chỉ hoạt động 145 trường hợp; phục hồi hoạt động 17 trường hợp…

Tác giả: Văn Thanh
Nguồn: Báo Thanh tra
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu