Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân

Tên TTHC Giải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân
Trình tự, cách thức thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo:

- Trưởng Công an phường, Trưởng đồn, Trưởng trạm Công an, Trưởng Công an thị trấn, Trưởng Công an xã thuộc biên chế của lực lượng Công an nhân dân (gọi chung là Trưởng Công an cấp xã) giải quyết tố cáo đi với cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc quyền quản lý trực tiếp, trừ Phó Trưởng Công an cấp xã.

- Sau khi tiếp nhận nội dung tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, từ 7 – 10 ngày làm việc phải kiểm tra xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo

- Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật tố cáo; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

- Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong vòng 5 ngày làm việc phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 22/2019/NĐ-CP ngày 25/02/2019 của Chính Phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân; đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo (nếu người tố cáo không yêu cầu giữ bí mật) và cơ quan Thanh tra Công an cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo biết.

- Trường hợp tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo:

- Khi đủ các điều kiện thụ lý quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo, người giải quyết tố cáo ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo.

- Trong trường hợp người giải quyết tố cáo trực tiếp tiến hành xác minh thì trong quyết định thụ lý phải thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo có từ 02 người trở lên, trong đó giao cho một người làm Trưởng đoàn xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh.

- Trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao nhiệm vụ cho cơ quan Thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan chức năng khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo thì trong quyết định thụ lý phải ghi rõ cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh; cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tố cáo; họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; nội dung cần xác minh; thời hạn xác minh. Thủ trưởng cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan chức năng khác được giao xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm thành lập Đoàn (hoặc Tổ) xác minh.

- Trước khi tiến hành xác minh, trong vòng 05 ngày làm việc (kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo) phải tổ chức công bố quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết).

- Trong quá trình xác minh, Tổ xác minh phải làm việc với người bị tố cáo; người tố cáo; cơ quan; tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan để thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.

Bước 3: Báo cáo kết quả xác minh và kết luận nội dung tố cáo:

- Dự thảo Báo cáo kết quả xác minh, tổ chức thông báo dự thảo Báo cáo kết quả xác minh.

- Hoàn chỉnh Báo cáo kết quả xác minh.

- Kết luận nội dung tố cáo:

Căn cứ Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ban hành Kết luận nội dung tố cáo.

Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo:

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo quy định tại Điều 36 Luật Tố cáo và Điều 27 Thông tư số 129/2020/TT-BCA, ngày 08/12/2020 của Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong CAND.

Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo:

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc (kể từ ngày ra Kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo) người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai Kết luận nội dung tố cáo, Quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

- Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thì người giải quyết tố cáo thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo, trừ những thông tin thuộc bí mật Nhà nước.

Bước 6: Kết thúc việc giải quyết tố cáo:

Tổ trưởng Tổ xác minh làm thủ tục kết thúc hồ sơ, trình người giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra, cơ quan chức năng được giao xác minh nội dung tố cáo ký quyết định kết thúc hồ sơ để nộp lưu theo quy định.

Cách thức thực hiện:

Tố cáo trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện.

Thành phần hồ sơ

- Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo;

- Tài liệu, chứng cứ liên quan nội dung tố cáo.

Số lượng hồ sơ (bộ) 01 (một) bộ
Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân.

Cơ quan thực hiện TTHC Công an phường, xã, thị trấn
Kết quả thực hiện TTHC

Kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không.

Mẫu đơn, mẫu tờ khai
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC

Đảm bảo đúng quy định tại các điều 22, điều 25, khoản 1 điều 29 Luật Tố cáo 2018.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Luật Tố cáo (Luật số 25/2018/QH14, ngày 12/6/2018).

- Nghị định số 22/2019/NĐ-CP, ngày 25/02/2019 của Chính phủ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.

- Nghị định số 31/2019/NĐ-CP, ngày 10/04/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

- Thông tư số 54/2017/TT-BCA ngày 15/11/2017 sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 60/2014/TT-BCA ngày 18/11/2014 Quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân.

- Thông tư số 52/2021/TT-BCA ngày 14/5/2021 của Bộ Công an quy định công tác hồ sơ nghiệp vụ thanh tra Công an nhân dân.

- Thông tư số 85/2020/TT-BCA ngày 03/8/2020 của Bộ Công an quy định việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo trong CAND.

- Thông tư số 129/2020/TT-BCA ngày 08/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong CAND.

Cơ quan ban hành Bộ Công an
Số hồ sơ
Lĩnh vực Khiếu nại,tố cáo
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền quyết định - Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc phương tiện hoạt động trên địa bàn được phân công, phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy; - Công an cấp huyện cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc phương tiện hoạt động trên địa bàn quản lý không thuộc thẩm quyền của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH và những trường hợp do Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH ủy quyền.
Cơ quan được ủy quyền
Cơ quan phối hợp
Văn bản quy định lệ phí
Tình trạng hiệu lực Đã có hiệu lực
Ngày có hiệu lực Không có thông tin
Ngày hết hiệu lực Không có thông tin
Phạm vi áp dụng Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh.
STT Tên thủ tục hành chính Cơ quan ban hành