Bộ Công an tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Sáng 9/11, Bộ Công an đã tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong CAND. Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi lễ. Cùng dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an. Hội nghị được truyền hình trực tuyến tại đầu cầu Bộ Công an và Công an 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.Tại điểm cầu Công an tỉnh Thanh Hóa, Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Khương Duy Oanh, Phó Giám đốc Công an tỉnh  và đại diện lãnh đạo các đơn vị Công an tỉnh tham dự hội nghị....


Phát biểu khai mạc buổi lễ, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã  nhấn mạnh tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức triển khai Ngày Pháp luật trong CAND; những kết quả đã đạt được trong tổ chức triển khai Ngày Pháp luật tại Công an các đơn vị, địa phương thời gian qua. Đồng thời khẳng định, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực sự trở thành ngày hội sinh hoạt chính trị, pháp lý sôi nổi, sâu rộng để toàn lực lượng CAND tôn vinh Hiến pháp, pháp luật với những mục tiêu ngày càng cụ thể hơn, thực chất hơn, phục vụ thiết thực cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh. 
 

Để tiếp tục phát huy ý nghĩa thiết thực của Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đồng chí Bộ trưởng yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương cần làm tốt hơn nữa công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ, quản lý về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên, liên tục, có hiệu quả. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm sai phạm, phát hiện văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn để kiến nghị, đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác Công an.

 

 
Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Công an tỉnh Thanh Hoá


 

Đề cao kỷ luật, kỷ cương, phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục triệt để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tập trung nghiên cứu xây dựng, trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua các dự án: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
 

Chủ động nghiên cứu, đề xuất nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đề xuất đàm phán, ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương về phòng, chống tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
 

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực, địa bàn. Nghiên cứu, chỉnh lý hệ thống giáo trình pháp luật; tăng thời lượng giảng dạy pháp luật tại các học viện, trường CAND. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; phát huy vai trò của cơ quan báo chí, truyền thông CAND trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh trật tự.
 

Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật về an ninh trật tự. Tích cực triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, thực hiện hiệu quả các luật, pháp lệnh, văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến an ninh trật tự. Xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật trong thực thi nhiệm vụ. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, tư pháp. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong CAND, đổi mới các khâu, quy trình công tác; rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
 

Lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung biên chế, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật để phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại, thiếu sót, kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. 
 

Tại buổi lễ, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) đã trình bày báo cáo tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hoá nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” và công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án.
 

Cũng tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đã phát động triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng CAND giai đoạn 2021-2027”./.

 

Tác giả: Anh Phương
Tin liên quan
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu