Quạt thổi khói – Phương pháp thoát khói hiệu quả trong công tác PCCC và CNCH

Quạt thổi khói, khí độc là một sản phẩm được ứng dụng phổ biến trong công tác PCCC và CNCH. 

Quạt thổi khói, khí độc (gọi tắt là khói) tạo ra dòng khí thổi song song với trục quạt với những công suất khác nhau, được ứng dụng để thổi không khí hoặc khói trong các nhà máy nhiệt luyện, nhà máy đúc, nhà máy nhựa, hóa chất, mạ điện, văn phòng, công ty may mặc, ngoài ra, quạt còn được dùng để thổi gió, làm thoáng không khí trong các tầng hầm, trong các trang trại chăn nuôi.v.v… Từ công dụng nêu trên, quạt thổi khói đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác PCCC và CNCH.

Hình 1: Các khả năng ứng dụng khác nhau của dòng quạt thổi khói

 

 1. Ứng dụng quạt thổi khói trong hệ thống tăng áp ở khu vực cầu thang thoát hiểm

Trong các tòa nhà cao tầng, hệ thống quạt tăng áp cầu thang thoát hiểm và hệ thống tạo áp buồng thang bộ là các thành phần bắt buộc phải có trong thiết kế, xây dựng và vận hành tòa nhà nhằm sử dụng trong mục đích thoát nạn cho người trong những trường hợp khẩn cấp và nguy hiểm do cháy, nổ gây ra...

Tùy theo vị trí, cấu tạo, chức năng mà thang thoát nạn và hệ thống tăng áp buồng thang bộ được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Đối với các hành lang hoặc buồng thang bộ có khoảng thông khí với bên ngoài thì khói sẽ ít có nguy cơ xâm nhập và tích tụ lại mà có thể thoát trực tiếp ra ngoài, đồng thời người thoát nạn cũng có thể trực tiếp sử dụng không khí tươi từ bên ngoài vào. Đây là lối thoát nạn khá an toàn, đó không phụ thuộc vào các thiết bị liên quan: nguồn điện, quạt tăng áp, quạt hút khói…

Đối với các hành lang kín hoặc cầu thang bộ thoát nạn nằm trong buồng thang, để đảm bảo ngăn chặn khói xâm nhập vào các đường thoát nạn cần phải có các giải pháp kỹ thuật để chống nhiễm khói. Giải pháp phổ biến nhất là tạo ra một môi trường không khí có áp suất bên trong khu vực thoát nạn cao hơn (áp suất dương hoặc áp suất dư) so với những không gian liền kề bên ngoài. Việc tạo ra môi trường áp suất không khí dương phải được thực hiện và duy trì trong toàn bộ khu vực dành cho thoát nạn trong suốt thời gian cần thiết để thoát nạn khi có cháy, tức là bao gồm cả đường thoát nạn, các hành lang, các khoang đệm, phòng đệm có liên quan… Để có thể duy trì không khí, tạo ra môi trường an toàn trong các cầu thang thoát nạn kín cần phải sử dụng hệ thống quạt tăng áp, thoát khói, bảo vệ chống khói…

Quạt thổi khói được ứng dụng như thế nào trong cứu chữa một vụ cháy

Khi vào trong môi trường cháy có nhiều khói độc, lính chữa cháy rất dễ gặp nạn, thậm chí có thể hy sinh do ngộ độc khí CO, CO2, SO2 , cùng với việc sử dụng mặt nạ phòng độc thì quạt thổi khói có thể giúp việc thổi, hút làm giảm khói, khí độc hoặc cung cấp thêm khí tươi tạo ra môi trường an toàn hơn, giúp lính chữa cháy hoàn thành nhiệm vụ. Một công dụng khác của quạt thổi khói là hỗ trợ các chiến sĩ tác nghiệp dễ dàng và nhanh chóng hơn do khói, khí độc trong khu vực cháy được giải phòng, tầm nhìn được cải thiện, giúp cho hoạt động cứu chữa một vụ cháy đạt được hiệu quả cao nhất.

Quạt thổi khói ngày càng được cải tiến đáng kể, với kích thước nhỏ gọn và công suất lớn có thể di chuyển bằng tay, thường được phân biệt dựa trên loại động cơ, quạt có thể sử dụng động cơ đốt trong truyền thống hoặc động cơ điện tiên tiến. Các loại quạt vận hành bằng động cơ đốt trong hiện tại chỉ đóng vai trò là thiết bị phụ trợ, thường được sử dụng trong những trường hợp cấp bách cần sử dụng tất cả phương tiện, thiết bị mà lực lượng chữa cháy được trang bị. Trong những năm qua, khi mới tiếp cận công nghệ này, lực lượng PCCC và CNCH thường sử dụng quạt động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tuy nhiên lại có một số nhược điểm như tạo ra tiếng ồn ảnh hưởng công tác chỉ huy cứu chữa vụ cháy và sinh khí thải từ động cơ. Một loại khác chạy bằng điện có thể khắc phục nhược điểm trên, tuy nhiên lại có hạn chế khi nguồn điện bị ngắt.

Để khắc phục nhược điểm của cả hai loại quạt trên, các nhà nghiên cứu cho ra đời quạt thổi khói chạy bằng pin (quạt thổi khói tích điện). Nhờ dùng pin, quạt có thể sử dụng độc lập mà không cần nguồn điện bên ngoài, trọng lượng của quạt chạy bằng pin cũng nhẹ hơn rất nhiều so với quạt bằng động cơ đốt trong và quạt chạy điện nên có thể thay đổi vị trí vận hành dễ dàng hơn trong quá trình thao tác sử dụng.


Quạt FANERGY B16 chạy bằng pin

 

2. Một số lưu ý khi sử dụng quạt thổi khói trong công tác chữa cháy

Để quạt thổi khói được sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, cần vận hành ở vị trí phía trước cửa ra vào nhằm để tối ưu hóa lưu lượng gió ở mức cao nhất (hiệu quả giải phóng khói được minh họa ở hình bên trên). Do luồng không khí được cung cấp bởi quạt thổi khói có dạng lốc xoáy, nên việc xác định khoảng cách tối ưu từ quạt đến cửa là rất quan trọng. Khoảng cách tối ưu là từ 2m đến 6m tuỳ theo công suất quạt và diện tích cửa ra vào.

Đối với các yếu tố khác nhau về kích thước, trọng lượng, hiệu suất để chọn loại quạt thổi khói phù hợp, ví dụ sử dụng quạt chạy bằng pin có thể áp dụng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau, người lính chữa cháy có thể di chuyển quạt dễ dàng nhờ trọng lượng nhẹ, thiết kế khung, tay cầm của quạt tích điện có tính linh hoạt, hỗ trợ thông gió trục thang thoát hiểm hiệu quả, giúp nâng cao năng lực Cảnh sát PCCC & CNCH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.

 

Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu