Thủ đoạn làm giả thẻ ATM của ngân hàng để rút tiền nhằm chiếm đoạt tài sản

Thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xảy ra nhiều vụ việc, vụ án liên quan đến lĩnh vực thanh toán điện tử, thanh toán thẻ ngân hàng. Đáng chú ý, các đối tượng xấu, trong đó có cả người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam lợi dụng sơ hở trong công tác đàm bảo an ninh, an toàn hoạt dộng cùa máy ATM để lắp đặt thiết bị ghi lại thông tin thẻ (hay thiết bị Skimming) nhằm đánh cắp thông tin, làm giả thẻ ngân hàng để rút tiền nhằm chiếm đoạt tài sản tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo cơ quan chức năng, trong năm 2018, trên cả nước xảy ra 178 vụ việc đánh cắp dữ liệu, gây thiệt hại hơn 6,2 tỷ đồng của 521 chủ thẻ ngân hàng; tuy nhiên, chỉ trong 06 tháng đầu năm 2019 đã xảy ra 191 vụ, gây thiệt hại 21,8 tỷ đồng của 977 chủ thẻ.

Thủ đoạn của những đối tượng này là chúng đi đến các trụ ATM của các ngân hàng để giả vờ rút tiền nhằm láp đặt thiết bị quay lén, thiết bị ghi lại thông tin trên thẻ từ của khách hàng và lấy đi những hóa đơn giao dịch khách hàng để lại. Sau đó chúng tiến hành phân tích dữ liệu từ những thông tin thu thập được, từ đó làm giả thẻ ATM để rút trộm tiền của khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, các đổi tượng hoạt động với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi như: chia thành nhiều nhóm nhỏ (nhóm điều hành công việc, nhóm trộm cắp dữ liệu, nhóm làm thẻ giả, nhóm trực tiếp đi rút tiền tại máy ATM), phân công nhiệm vụ rõ ràng, di chuyển qua nhiều địa phương...nhằm đối phó với sự phát hiện, điều tra của cơ quan Công an.

Đây là thủ đoạn không mới và đã được các ngân hàng cảnh báo từ lâu, nhưng thời gian qua loại tội phạm này ngày một gia tăng do cách thức giao dịch tại các điểm ATM không có nhiều thay đổi, thiết bị ATM chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối về mức độ bảo mật, một số thiết bị sử dụng công nghệ và phần mềm cũ, thủ đoạn và phương thức của tội phạm ngày một tinh vi, người sử dụng dịch vụ ATM vẫn còn suy nghĩ chủ quan khi giao dịch. Do đó, để phòng tránh việc bị lẩy cắp thông tin thẻ, người sử dụng dịch vụ thẻ ATM cần nâng cao ý thức cảnh giác cùa bản thân trong quá trình đăng ký, sử dụng thẻ ATM tại ngân hàng. Người sử dụng nên thay đổi mã PIN định kỳ, không khai báo mã này cho người khác hoặc khai báo trên các website dưới bất kỳ hình thức nào. Khi giao dịch, người sử dụng thẻ cần tuân thủ các nguyên tắc của ngân hàng đặt ra, tự bảo mật cho mình bằng cách che kín việc nhập thông tin thẻ, giữ lại hóa đơn sau khi sau giao dịch hoặc tiêu hủy tại nơi an toan, kiểm tra mức độ an toàn của trụ ATM, không giao dịch tại các điểm ATM đáng ngờ, không đưa thẻ cho người khác dù vì bất kỳ lý do nào và báo ngay cho phía ngân hàng quản lý hoặc cơ quan có thẩm quyền khi gặp các dấu hiệu bất thường tại nơi giao dịch để kịp thời xừ lý, tránh thiệt hại xảy ra. Bên cạnh đó khi phát hiện những kẻ có dấu hiệu khả nghi như đi thành nhóm đến trụ ATM, che kín mặt đi vào bên trong điểm giao dịch nhưng không tiến hành rút tiền mà lắp đặt các vật dụng lạ trong trụ ATM thì cần báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của các đối tượng.

Các dấu hiệu cho thấy có thể trụ ATM đã bị cài đặt các phương thức nhằm thu thập thông tin người sử dụng:

- Xung quanh khe đọc thẻ có các lồ nhỏ (có thể bị gắn camera chụp trộm quá trình nhấn phím);

- Cụm khe đọc thẻ lớn và dài hơn bình thường; việc cho thẻ vào máy không được dễ dàng và tron tru (có thể bị gắn thiết bị skimming có chức năng đọc thông tin thẻ ATM để các đối tượng làm giả);

- Phần bàn phím nhô cao hơn bình thường và các phím nhấn lỏng lẻo, cảm giác nhẩn không tự nhiên (có thể có thiết bị đọc thông tin gắn dưới bàn phím); trên bàn phím có dán những miếng nilon nhỏ hoặc băng dính (có thể bị sử dụng để thu thập vân tay người sử dụng)./.

Tác giả: Công an tỉnh
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu