Hiệu quả thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC trên địa tỉnh giai đoạn 2016 – 2020”

Theo số liệu thống kê, từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 476 vụ cháy ,nổ. Trong đó, có 242 vụ cháy do sự cố thiết bị điện, 180 vụ cháy nhà dân; 9 vụ cháy chợ; 72 vụ cháy cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, 51 vụ cháy rừng;  54 vụ cháy phương tiện giao thông..gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân (7 người chết, 117 người bị thương và 116 tỷ đồng)..

Xác định vai trò hết sức quan trọng của lực lượng PCCC  cơ sở, những năm qua, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC; quan tâm xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có trình độ, kỹ năng giải quyết, xử lý tốt các vụ việc, tình huống cháy, nổ xảy ra tại cơ sở.

 

Cùng với đó, lực lượng cảnh sát PCCC cũng luôn quan tâm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCCC cho các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với người đứng đầu các cấp, các ngành và các cơ quan, doangh nghiệp trường học… trong công tác PCCC. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu cho lực lượng PCCC dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành. Thông qua đó nâng cao kỹ năng, sự phối hợp, hiệp đồng tác chiến trong việc giải quyết, xử lý các tình huống cháy nổ theo phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ

 

Tuyên truyền hướng dẫn công tác PCCC rừng cho lực lượng PCCC cơ sở

 

Sau 3 năm triển khai, tổ chức thực hiện đề án (2016 – 2019),  lực lượng cảnh sát PCCC đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại 3.060 đơn vị, cơ sở với hơn 58.077 người tham gia; phát hơn 5.200 lượt tờ rơi khuyến cáo về các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC đến các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao; hướng dẫn 3.504 cơ sở treo băng zôn, khẩu hiệu, 3.975 cơ sở ký cam kết bảo đảm an toàn PCCC; tăng cường 1.378 lượt cán bộ, chiến sĩ xuống 365 địa bàn, cơ sở trọng điểm tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC; tổ chức 1.084 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng, PCCC chuyên ngành với 88.702 lượt người tham gia, cấp 62.917 giấy chứng nhận về PCCC&CNCH.

Cùng với công tác tuyên truyền và tập huấn PCCC, trong những năm qua, nhất là tư khi Luật PCCC chính thức có hiệu lực (4/10/2001), lực lượng Cảnh sát PCCC công an tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân “Ngày toàn dân PCCC” 4/10 như: mít tinh kỷ niệm, thi tìm hiểu Luật PCCCl hội thao nghiệp vụ PCCC; ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC; tự kiểm tra chấn chỉnh công tác PCCC; triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong công tác PCCC ở cơ sở; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về PCCC…

 

Các ngành, các đơn vị, địa phương đã vào cuộc mạnh mẽ và có những hoạt động sáng tạo, thiết thực, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần xây dựng và nhân rộng hàng trăm phong trào, mô hình PCCC ở cơ sở như: các mô hình “Cụm doanh nghiệp an toàn PCCC”, “Tổ dân phố an toàn về PCCC”, “Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị kiểu mẫu về PCCC”.v.v.Tập trung củng cố, kiện toàn BCĐ phòng chống cháy  rừng, xây dựng nội quy an toàn PCCC cho từng bản làng, thôn, xóm, khu phố, xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ về con người lẫn phương tiện, trang thiết bị PCCC, cứu hộ, cứu nạn. Hầu hết các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp và 100% xã, phường, thị trấn trên điọa bàn toàn tỉnh đều có đội PCCC dân phòng.

 

Kiểm tra công tác đảm bảo PCCC tại doanh nghiệp

 

Hiện nay, toàn tionhr đã củng cố, kiện toàn 527/27 BCĐ PCCC và CNCH cấp huyện; 635/635 BCĐ PCCC cấp xã; 5.898/5.899 đội dân phòng tại các xã, phường, thị trấn, khu phố, làng nghề với 55.218 thành viên; 7.450/7.533 đội PCCC cơ sở với 48.214 đội viên; 7/19 đội chữa cháy chuyên ngành với 255 đội viên. Đây là lực lượng nòng cốt trong công tác PPCC và cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở, khu dân cư. Chính nhờ có phong trào toàn dân tham gia PCCC hoạt động hiệu quả nên nhiều sơ hở thiếu sót có nguy cơ gây cháy ở các cơ sở sản xuất và khu dân cư đã được phát hiện và khắc phục kịp thời, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

 

Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCCC đã thường xuyên tăng cường công tác phối hợp, hiệp đồng với các ngành chức năng, các cơ quan, doanh nghiệp, các đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp PCCC theo nguyên tắc phòng là chính. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện các biện pháp, giải pháp an toàn về PCCC. Qua đó đã phát hiện và kiến nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu sót và vi phạm quy định an toàn PCCC, ngăn ngừa các nguy cơ gây cháy, bảo vệ an toàn về PCCC các trụn sở làm việc của các cơ quan cấp tỉnh, các cơ sở và công trình trọng điểm, đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCC cho các sự kiện chính trị, văn hóa, du lịch quan trọng của tỉnh.

Một số cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trọng điểm có nhiều nguy cơ cháy nổ như: Xăng dầu, khí hóa lỏng; xi măng, dệt may, giầy da.v.v. hàng năm đều xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí cho công tác huấn luyện nghiệp vụ, mua sắm trang bị nhiều phương tiện chữa cháy hiện đại, thường xuyên diễn tập các phương án chữa cháy, đáp ứng yêu cầu khi có tình huống cháy nổ xảy ra.

 

Trong những năm tới đây, tính Thanh Hóa tiếp tục phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng, kinh tế xã hội sẽ có bước phát triển mới. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao ngày càng nhiều; tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều nhà cao tầng sẽ được xây dựng; việc sử dụng các nguồn năng lượng như xăng dầu, khí đốt, điện, hóa chất tăng mạnh sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ ngày càng cao. Bên cạnh đó, hậu quả của việc biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn kéo dài, bão lũ thiên tai, tai nạn lao động nghiêm trọng trong xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản.v.v. đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức về công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ.

 

Diễn tập phương án PCCC tại Khu kinh tế Nghi Sơn và Cảng hàng không Thọ Xuân

 

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, theo Thiếu tá Lê Trọng Tài, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh, trước hết lực lượng Cảnh sát PCCC pahir chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Giám đốc công an tỉnh tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả Luật PCCC và các văn bản hướng dẫn, thi hành; chỉ thị số 47 của Ban Bí thư TW Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; các chỉ thị, công điện, chương trình, kế hoạch và văn bản chỉ đạo của Bộ công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác PCCC và CNCH trên địa bàn.Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC, CNCH, kỹ năng thoát nạn, xử lý khi co sự cố cháy nổ trên các phương tiện TTĐC, trực tiếp tại cơ sở và khu dân cư; hướng dẫn kiểm tra an toàn PCCC, CNCH; Rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác PCCC ở cơ sở. Đồng thời phát động sâu rộng phong trào toàn dân tham gia PCCC theo phương châm 4 tại chỗ.Đẩy mạnh công tác huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng trên địa bàn tỉnh theo Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC giai đoạn 2016 - 2020”; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn PCCC tập trung vào các địa bàn, lĩnh vực, cơ sở trọng điểm về PCCC. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định an toàn PCCC, kiên quyết đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn về PCCC.

 

PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Thực tế cho thấy, ngoài sự cố gắng của chính quyền và lực lượng PCCC chuyên nghiệp, đòi hỏi cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp và toàn dân trong công tác PCCC, góp phần giảm thiểu tác hại do cháy nổ gây ra.

Tác giả: Mai Hà
Thăm dò ý kiến
noData
Không có dữ liệu